10 “tuyệt chiêu” dạy trẻ tăng động mà cha mẹ nên biết
10 “tuyệt chiêu” dạy trẻ tăng động mà cha mẹ nên biết

Nuôi con là cả một hành trình gian nan, vất vả của những người làm cha làm mẹ. Đối với những trẻ tăng động giảm chú ý, quá trình này lại càng gian nan hơn nhiều bởi ngoài sự kiên trì, nhẫn nại, cha mẹ cũng cần phải áp dụng thêm một số phương pháp giáo dục đặc biệt để giúp con vượt qua chứng bệnh này

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 – 11 tuổi và hiện đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Làm thế nào để nuôi dạy trẻ tăng động là băn khoăn khá phổ biến ở các bậc cha mẹ bởi không giống như những đứa trẻ bình thường, trẻ tăng động thường rất khó kiểm soát cảm xúc, hành vi và kém tập trung, chú ý. Hiểu rõ nỗi băn khoăn này, Hello Bacsi đã sưu tầm một số “bí quyết” giúp nuôi dạy trẻ tăng động hiệu quả, bạn có thể thử tham khảo và áp dụng thông qua những chia sẻ dưới đây.

10 “tuyệt chiêu” dạy trẻ tăng động mà cha mẹ nên biết

Tăng động giảm chú ý nếu không điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách, việc học tập, sinh hoạt cũng như khả năng xây dựng mối quan hệ với mọi người. Chính vì vậy, một khi đã xác định con mình mắc chứng tăng động giảm chú ý, bạn cần phải nắm rõ một số cách nuôi dạy trẻ tăng động để đem đến cho trẻ sự hỗ trợ tốt nhất.

1. Thiết lập những nguyên tắc cụ thể

Nếu muốn nhắc nhở hoặc đưa cho con một mục tiêu nào đó, cha mẹ cần giải thích và hướng dẫn một cách cụ thể. Chẳng hạn như con cần làm 2 bài toán, 1 bài văn trong một ngày hoặc con phải đi ngủ trước 10 giờ tối… Để tăng sự chú ý và ghi nhớ của trẻ, bạn có thể ghi những yêu cầu của mình lên miếng dán có màu hoặc các loại kẹp giấy có hình ảnh bắt mắt và đính vào tủ lạnh, bàn học – nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy.

2. Xây dựng thời gian biểu khoa học

Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Tâm lý học gia đình, trẻ sơ sinh và trẻ mẫu giáo sẽ ít có các vấn đề về hành vi nếu được cha mẹ xây dựng một thời gian biểu khoa học. Thực tế, cách nuôi dạy này cũng có hiệu quả rất tích cực đối với trẻ tăng động bởi khi có một thời gian biểu rõ ràng, trẻ sẽ cảm thấy an toàn, từ đó khắc phục được tình trạng hỗn loạn và thiếu tổ chức. Khi lập thời gian biểu, bạn cần ghi rõ mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ, chẳng hạn như: 6 giờ 30 thức dậy, 6 giờ 45 ăn sáng, 7 giờ đi học…

3. Khen ngợi, khích lệ trẻ thường xuyên

Trẻ tăng động thường phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Chính vì vậy, khi trẻ làm tốt hoặc có hành vi đúng đắn, hãy động viên để tạo động lực cho trẻ bằng những lời khen ngợi như: Con làm tốt lắm, cố gắng hơn nữa nhé hoặc cha mẹ rất tự hào về con… Ngoài ra, bạn có thể tặng cho trẻ những món quà nhỏ như: một buổi đi chơi cùng bố mẹ hay một món đồ chơi yêu thích… để khích lệ trẻ phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ tiếp theo.

Zalo
10 “tuyệt chiêu” dạy trẻ tăng động mà cha mẹ nên biết

4. Đưa ra hình thức kỷ luật cho những hành vi tiêu cực

Đưa ra hình thức kỷ luật cho những hành vi tiêu cực của trẻ tăng động là điều cần thiết và nên được thực hiện một cách công bằng, hợp lý. Tuy nhiên, bạn không nên đánh đòn hay quát mắng trẻ, thay vào đó, bạn có thể phạt bằng cách không cho trẻ chơi các trò chơi hoặc không được ăn những món ăn yêu thích, không được xem tivi… Hình phạt cần cụ thể, rõ ràng và thực hiện ngay lập tức chứ không phải chỉ là một điều gì đó xa vời trong tương lai mà bạn lấy ra để dọa nạt trẻ.

5. Chia nhỏ công việc

Trẻ tăng động thường gặp khó khăn khi phải tập trung trong một khoảng thời gian dài và rất dễ bỏ cuộc giữa chừng. Do đó, với những nhiệm vụ lớn, bạn nên chia nhỏ thành nhiều bước để trẻ dễ dàng thực hiện hơn, chẳng hạn như một bài toán có nhiều câu hỏi, bạn có thể chia thành nhiều bài toán nhỏ khác nhau.

6. Giúp trẻ loại bỏ phiền nhiễu và quản lý thời gian học

Trẻ tăng động thường rất khó tập trung, thậm chí chỉ cần một tiếng động nhỏ hoặc có một người bước qua trước mặt cũng có thể khiến trẻ phân tâm. Chính vì vậy, cha mẹ nên tạo một không gian học tập thật yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn nhằm giúp trẻ hạn chế sự phân tâm, dễ dàng tập trung, chú ý hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng đồng hồ bấm giờ để đưa ra khoảng thời gian thích hợp cho mỗi công việc nhất định, đồng thời lên lịch nghỉ ngơi 10 – 15 phút sau mỗi giờ học để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

7. Giúp trẻ hiểu và yêu chính bản thân mình

Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có thể khiến trẻ cảm thấy thất vọng về bản thân mình. Là cha mẹ, bạn hãy giúp trẻ vượt qua điều này bằng cách giải thích cho trẻ hiểu trên thế giới có rất nhiều người đang phải sống chung với chứng bệnh này nhưng họ vẫn rất nổi tiếng và thành công. Hãy giúp trẻ chấp nhận và biết yêu chính bản thân mình, đồng thời tìm hiểu về những ưu điểm của trẻ và tạo điều kiện để con có thể phát huy tối đa. Và đừng quên thể hiện tình yêu thương vô điều kiện, niềm tự hào của bạn đối với trẻ.

8. Trò chuyện và chơi cùng trẻ

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ tăng động, thường học hỏi được rất nhiều điều qua các câu chuyện, trò chơi. Không những vậy, đây còn là cách giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, sự kiên nhẫn, khả năng tư duy và là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình. Do đó, cha mẹ nên dành thời gian để đọc sách, kể chuyện và cùng con chơi các trò chơi như lego, đá bóng, cờ vua, trò giả tưởng…

Zalo
10 “tuyệt chiêu” dạy trẻ tăng động mà cha mẹ nên biết

9. Chỉ nên giải quyết một vấn đề tại một thời điểm

Nếu muốn nhắc nhở trẻ về điều gì đó, mỗi lần bạn chỉ nên nhắc một vấn đề chứ không nên nói tràn lan làm trẻ khó ghi nhớ. Khi nói, bạn nên đưa ra cả mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn. Giả sử, nếu bạn muốn nhắc nhở trẻ về việc “phá phách” trên bàn ăn thì bạn chỉ nên đề cập đến vấn đề này thôi chứ không nên nói thêm những điều khác. Bạn có thể đưa ra yêu cầu ngắn hạn: “Con hãy ngồi yên và ăn trong vòng 10 phút” hoặc yêu cầu dài hạn: “Từ giờ trở đi con hãy ngồi ngoan như vậy nhé”. Nếu trẻ hoàn thành đúng những gì bạn đặt ra, đừng quên khen ngợi hoặc thưởng cho trẻ.

10. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục trẻ

Trong quá trình nuôi dạy trẻ tăng động, việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường rất là quan trọng. Bạn nên trao đổi với thầy cô về tình trạng của trẻ, đồng thời nhờ thầy cô giúp đỡ, quan tâm, để ý tới con và phối hợp với gia đình trong việc giáo dục. Bạn có thể nhờ thầy cô cho trẻ ngồi ở những khu vực yên tĩnh, tránh xa cửa sổ, cửa ra vào để trẻ tránh bị phân tâm.

Cốm Egaruta – Giải pháp cải thiện chứng tăng động không dùng thuốc

Để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, bên cạnh việc kết hợp giữa thuốc, liệu pháp hành vi cũng như các biện pháp giúp đỡ tại nhà, hiện nay, nhiều bậc phụ huynh còn có xu hướng cho trẻ sử dụng thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ việc điều trị. Một trong những sản phẩm đang nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cốm Egaruta (*).

Cốm Egaruta là sản phẩm được bào chế từ bộ đôi thảo dược như An Tức Hương, Câu Đằng, kết hợp với các hoạt chất bổ não như Taurine, GABA, Magie, có tác dụng kiểm soát nhanh chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi. Không những vậy, các nhà khoa học còn phát hiện ra trong Câu Đằng có chứa hoạt chất Rhynchophylline, ngoài tác dụng trấn an tâm thần, còn có vai trò làm tăng nồng độ GABA nội sinh, điều chỉnh cân bằng nồng độ các ion, duy trì ổn định điện thế màng tế bào, nhờ đó làm giảm chứng tăng động ở trẻ hiệu quả. Đồng thời, hoạt chất này còn có vai trò như một tiền chất dinh dưỡng, giúp bảo vệ tế bào thần kinh não bộ, cải thiện khả năng tư duy, trí nhớ và điều chỉnh hành vi tăng động ở trẻ.

Zalo
10 “tuyệt chiêu” dạy trẻ tăng động mà cha mẹ nên biết

Là một người mẹ có con bị tăng động, chị Hà (Mường Thanh, Điện Biên) đã cảm thấy thật may mắn khi biết đến cốm thảo dược Egaruta. Cứ ngỡ rằng cậu con trai 6 tuổi không thể đến trường vì quá nghịch ngợm, tăng động, kém tập trung, nhưng nhờ sự kiên trì bền bỉ mà nay con đã cải thiện hành vi một cách rõ rệt: “Chị cho cháu dùng từ năm ngoái, sử dụng 2 tháng thì thấy có tiến triển. Bây giờ đi học thì không thấy cô giáo nói gì nữa rồi, con cũng biết sợ cô và ngồi viết liền được 3 trang giấy, không trêu quậy bạn bè… mà giờ ngủ cũng tốt không trằn trọc, ngủ ít như trước đây, chị thấy chẳng có sản phẩm nào tốt bằng sản phẩm này nữa…”.

Kiên trì, nhẫn nại là những điều quan trọng và cần thiết khi áp dụng các cách dạy trẻ tăng động bởi không thể chỉ mới ngày một, ngày hai mà đã muốn thu lại thành quả. Đồng thời, kết hợp cùng các sản phẩm từ thảo dược như cốm Egaruta chính là giải pháp bền vững giúp rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả điều trị.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây